Quan điểm này được Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đặc biệt nêu bật tại Hội thảo Phát triển nhân lực điện tử Việt Nam – Nhật Bản” do Bộ TT&TT tổ chức sáng nay, 29/9 tại Hà Nội.
![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khẳng định ưu tiên số 1 của Bộ TT&TT là phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao. Ảnh: Thảo Anh |
Có nhiều con số minh chứng cho tầm quan trọng của ngành công nghiệp điện tử đối với sự phát triển của Việt Nam, như số lượng lao động trong ngành hiện đạt hơn 350.000 người, trên tổng số 500.000 lao động của toàn ngành TT&TT trong nước. Năm 2016, doanh thu phần cứng điện tử ước đạt khoảng 46 tỷ USD, tăng trưởng 16% so với năm 2015. Riêng xuất khẩu ĐTDĐ sẽ đạt tới 30.8 tỷ USD, tăng gần 30%. Xuất siêu phần cứng điện tử đạt 12 tỷ USD.
Với doanh thu xuất khẩu điện tử, phần cứng này, Việt Nam hiện đang đứng trong Top 12 thế giới. Nhiều tên tuổi lớn trong làng công nghệ thế giới đã liên tục đầu tư, mở rộng quy mô nhà máy tại Việt Nam như Samsung, LG, Canon..." alt=""/>Bộ TT&TT: Phát triển nguồn lực con người là ưu tiên số 1Quá trình chuyển đổi chiến lược này đã được thực hiện hơn một năm qua. BlackBerry sẽ ngừng toàn bộ việc phát triển phần cứng và chuyển phần việc đó cho các đối tác thuê ngoài.
Mặc dù thực tế thị phần smartphone của BlackBerry hiện ở mức dưới 1% sau nhiều năm hụt sức cạnh tranh với các đối thủ đến sau như Apple và Apple, nhưng quyết định ngừng toàn bộ mảng phần cứng vẫn cho thấy hãng công nghệ Canada đang đối mặt với tình hình tồi tệ tới mức nào.
Tuy nhiên, đây được xem là con đường không thể không đi của BlackBerry. Cổ phiếu của BlackBerry đã tăng gần 5% (8,27USD/cổ phiếu) trong phiên giao dịch ngày 28/9 cho thấy giới đầu tư đánh giá cao việc chuyển đổi này.
CEO BlackBerry, John Chen, nói với báo giới rằng thuê ngoài "là cách tốt nhất để tăng lợi nhuận trong mảng kinh doanh thiết bị". Ông ngày cũng cho biết việc chuyển hướng của công ty đã hoàn tất và ưu tiên duy nhất hiện nay của ông là tăng lợi nhuận.
Trái với phần cứng, mảng phần mềm và dịch vụ của BlackBerry làm ăn khấm khá. Doanh thu quý mới nhất đạt 156 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, so với quý trước, doanh thu đã giảm xuống (166 triệu USD).
BlackBerry đặt mục tiêu tăng 30% doanh thu từ phần mềm và dịch vụ trong năm tài chính này.
Việc rút lui khỏi mảng điện thoại là bước đi thụt lùi lớn nhất của BlackBerry. Cách đây gần một thập kỷ, BlackBerry là công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất Canada - 83 tỉ USD. Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/9, giá trị vốn hóa thị trường của BlackBerry chỉ còn 4,1 tỉ USD.
Ở thời đỉnh cao, BlackBerry thuê hơn 17.000 nhân viên, nhưng hiện rút xuống chỉ còn 5.000 nhân viên.
Nguyễn Minh(theo Wall Street Journal)
" alt=""/>BlackBerry chính thức ngừng sản xuất điện thoạiNếu bạn đang hoặc dự định sẽ làm việc cho công ty dược Nanyang Yongkang ở tỉnh Hà Nam, miền đông Trung Quốc, tốt nhất bạn nên giấu nhẹm chiếc iPhone 7 mới tậu hoặc sắm cho mình một smartphone của Huawei để sử dụng tại nơi làm việc.
Lí do vì, công ty này vừa lịch sự thông báo với toàn bộ nhân viên rằng, iPhone 7 và iPhone 7 plus sẽ không được chấp nhận tại các cơ sở của công ty và bất kỳ ai bị phát hiện mang theo một trong những smartphone Táo khuyết đời mới nhất này được khuyến khích xin nghỉ việc hoặc phải chấp nhận việc bị sa thải.
Chủ tịch công ty dược Nanyang Yongkang vừa cho phát đi thông báo nội bộ nói trên. Theo đại diện doanh nghiệp này, quy định mới không liên quan đến bất kỳ đặc điểm cụ thể nào của dòng iPhone 7, mà chỉ nhằm đưa ra "các biện pháp kỷ luật" để nhân viên không tiêu tốn thời gian, tiền bạc vào một chiếc smartphone đắt tiền và thay vào đó dành chúng cho gia đình họ.
Cho tới nay, chưa có nhân viên nào của công ty dược Nanyang Yongkang phải chịu hình thức kỷ luật nói trên.
Ở Trung Quốc, một chiếc iPhone 7 đang được bán ra với giá tương đương 800 USD, trong khi iPhone 7 Plus có giá khởi điểm từ 960 USD. Mới đây, sau khi một nhân viên bệnh viện bị phát hiện dùng tới 3 tháng lương để sắm cho mình một chiếc iPhone đời mới nhất, cơ sở này cũng cấm mọi nhân viên mua mẫu flagship 2016 của Táo khuyết với lí do nếu làm thế, họ sẽ không được đánh giá tốt và có thể không được tăng lương trong tương lai. Bệnh viện cũng khuyên những ai đã "chót dại" mua iPhone 7 thì đem trả lại nó.
Apple có vẻ đang đối mặt với một thời kỳ khó khăn ở Trung Quốc. "Đại gia" công nghệ Mỹ hiện chỉ là nhà sản xuất smartphone được ưa chuộng thứ 5 tại thị trường đông dân nhất thế giới, với thị phần 7%, giảm từ 9% vào cùng kỳ năm ngoái. Bốn hãng sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc - Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi - đều là các doanh nghiệp trong nước.
Apple đang nỗ lực hết sức để giành thêm sự ủng hộ ở Trung Quốc, thông qua các khoản đầu tư "khủng" vào đại lục, chẳng hạn như mua cổ phàn của Didi Chuxing, công ty được mệnh danh là "Uber Trung Quốc", cũng như xây dựng một cơ sở nghiên cứu và phát triển mới của công ty tại đây, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay.
Tuấn Anh(Theo Phonearena, Digital Trends)
" alt=""/>Trung Quốc: Nhân viên bị công ty sa thải nếu dùng iPhone 7